VÌ SAO CÔN TRÙNG CÒN SỐNG TẠI CẢNG DỠ HÀNG ??

Chủ nhật - 09/04/2017 23:13

VÌ SAO CÔN TRÙNG CÒN SỐNG TẠI CẢNG DỠ HÀNG ??

Một lô hàng đã được khử trùng đạt yêu cầu có thể bị côn trùng xâm nhập trở lại hay không?
– Câu trả lời là: “hoàn toàn có thể”.
Để giải đáp rõ hơn chúng ta cần phân tích đầy đủ những yếu tố chi phối đến kết quả và hiệu quả khử trùng

I. Tổng quan về biện pháp khử trùng:
1. Đặc điểm côn trùng:
Côn trùng hại hàng hóa nói chung và nông sản nói riêng có khả năng xâm nhập vào hàng hóa qua một số con đường:
• Đã có sẵn trên hàng hóa.
• Có khả năng tự di chuyển từ khu vực này đến khu vực khác bằng cách bay, bò.
• Lây nhiễm theo phương tiện vận chuyển hàng hóa, con người, chim , chuột… 
• Khi hàng hóa không có côn trùng hoặc đã được khử trùng lại được xếp chung hay gần với hàng hóa bị nhiễm côn trùng.
Như vậy có rất nhiều con đường côn trùng có thể xuất hiện trên hàng hóa mà chúng ta quan sát thấy. Việc tìm hiểu đầy đủ cách thức lây nhiễm này giúp chúng ta có những biện pháp kiểm soát côn trùng một cách hiệu quả nhất.

2. Tính chất, tác dụng của khử trùng xông hơi:

• Thuốc xông hơi có tác dụng diệt trừ tất cả các pha côn trùng hiện có trên hàng hóa trong không gian giới hạn (không gian được làm kín như container, hầm tàu, lô hàng phủ bạt, phòng khử trùng…). Sau thời gian ủ thuốc cần thiết, thuốc xông hơi được thông thoáng ra môi trường để hàng hóa có thể được sử dụng theo yêu cầu đặt ra. Vì không còn hơi thuốc nên một lô hàng đã được khử trùng cần được bảo vệ để không bị côn trùng từ bên ngoài xâm nhập trở lại theo các cách thức đã đề cập ở trên.
• Kết quả khử trùng được xác định bằng tất cả các pha côn trùng sống (trứng – sâu non – nhộng- trưởng thành) hiện có trên hàng hóa phải được tiêu diệt sau thời gian khử trùng (Tối thiểu 48 giờ đối với Methyl Bromide và 120 giờ đối với Aluminium Phosphide).
• Việc một lô hàng đã được khử trùng đạt yêu cầu bị côn trùng tái nhiễm trở lại là hoàn toàn có thể xảy ra trong thực tế nếu không có được các biện pháp bảo vệ cần thiết.

II. Khả năng tái nhiễm côn trùng đối với các loại hình khử trùng:
1. Khử trùng tàu biển:
• Hàng hóa chứa trong các hầm hàng được khử trùng xông hơi bằng thuốc Methyl Bromide (CH3Br) hoặc Aluminium Phosphide (AlP), sau đó hơi thuốc được thông thoáng ra ngoài qua hệ thống thông gió khi đủ thời gian ủ thuốc (exposure time) theo yêu cầu. 
• Đối với tàu biển, côn trùng không chỉ có trên hàng hóa trong hầm tàu mà còn ẩn nấp ở nhiều khu vực khác như ngoài boong tàu, khu vực khoang cẩu, khoang mũi, các kho chứa bao bì, hàng hóa không khử trùng và thậm chí trên cả các trụ cẩu, trụ thông gió…Vì vậy nguồn côn trùng này hoàn toàn có thể xâm nhập vào hàng hóa khi nắp hầm được mở hoặc không được giữ kín bằng cách bò vào, bay vào hay bị gió thổi vào.
• Khi tàu ghé vào một cảng bất kỳ trên hành trình để nhận thêm nhiên liệu, nước sinh hoạt …thì côn trùng ở khu vực cảng tàu neo đậu cũng rất dễ xâm nhập vào hàng hóa đã khử trùng. 
Để bảo vệ lô hàng đã khử trùng:
• Bên cạnh việc khử trùng xông hơi hàng hóa trong hầm hàng thì khu vực bên ngoài (các khu vực đã nêu trên) cần được phun thuốc tiếp xúc để diệt trừ côn trùng nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm. 
• Thủy thủ đoàn cần phối hợp bằng cách dọn sạch các vật liệu dư thừa trong quá trình xếp hàng như tre, cót, giấy, hàng rơi vãi…kết hợp rửa sạch boong và các khu vực khác có côn trùng sống.
• Hạn chế đến mức tối đa việc mở nắp hầm trên hành trình, đặc biệt khi tàu neo đậu trong khu vực cảng để tiếp nhiên liệu, nước sinh hoạt.
• Ban chỉ huy tàu cần tuân thủ chặt chẽ các hướng dẫn kỹ thuật của Công ty khử trùng về thời gian ủ thuốc trong trường hợp khử trùng tàu chạy ngay (in transit fumigation) nhằm kiểm soát triệt để tất cả các pha phát triển của côn trùng.
2. Khử trùng container:
• Hàng hóa đóng trong container thường có thời gian vận chuyển khá dài trước khi đến tay người nhận hàng do container thường phải chuyển tiếp/ lưu bãi một số lần tại một số cảng, ít khi đi thẳng từ cảng xếp đầu tiên đến cảng dỡ cuối cùng. Như vậy tình trạng lây nhiễm côn trùng trong quá trình vận chuyển rất dễ xảy ra.
• Container đã được khử trùng cũng được xếp chung trên tàu cùng với các container không được khử trùng nên việc lây nhiễm côn trùng qua lại trong quá trình này cũng có thể xảy ra qua các lỗ thông gió, khe cửa bị hở…
• Container được mở kiểm tra hải quan, giám định, kiểm dịch…tại cảng sau đó được đưa về kho của người nhận hàng. Lây nhiễm côn trùng có thể xảy ra tại khu vực cảng hay ngay tại khu vực kho khi mở container nếu điều kiện vệ sinh côn trùng ở những khu vực này không đạt yêu cầu.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây