KHỬ TRÙNG HÀNG NÔNG SẢN NỘI ĐỊA

Thứ tư - 05/10/2016 03:15
KHỬ TRÙNG NÔNG SẢN NỘI ĐỊA
KHỬ TRÙNG HÀNG NÔNG SẢN NỘI ĐỊA

Khử trùng nông sản nội địa - Với năng lực cũng như đội ngũ nhân viên kỹ thuật lành nghề, VFTC có thể thực hiện khử trùng hàng trăm nghìn mét khối hàng hóa một cách hiệu quả.

Khử trùng xông hơi (fumigation) là biện pháp kỹ thuật sử dụng hóa chất có khả năng bốc hơi hoặc thăng hoa để diệt trừ sinh vật gây hại trong không gian kín theo yêu cầu.

1. Khử trùng hàng đóng bao, chất cây.

2. Khử trùng hàng xá

3. Khử trùng Silo, Bin, Bồn Chứa

4. Khử trùng dây chuyền sản xuất.

5. Khử trùng nhà xưởng

6. Khử trùng hàng nông sản.

Phương pháp khử trùng đã được ứng dụng rộng rãi trên thế giới trừ trên 50 năm. Ưu điểm của phương pháp này là:

1. Có thể xử lý ở nhiều điều kiện khác nhau (tàu, xe, kho, container, silo, ngoài trời,...).

2. Thực hiện với thời gian ngắn.

3. Chi phí không đắt.

Trong công tác khử trùng, điều quan trọng là phải đảm bảo nồng độ thuốc đủ diệt côn trùng ở bất kỳ điểm nào trong không gian khử trùng, nghĩa là phải tiêu diệt hoàn toàn sinh vật gây hại. Do vậy, khi xử lý cần tuân thủ theo các bước sau:

Bước 1. Khảo sát trước khi khử trùng:

– Địa điểm khử trùng: sàn, khu vực xung quanh
– Hàng hóa: loại hàng, cách sắp xếp, phương thức đóng gói, loại bao bì, nhiệt độ
– Dịch hại: thành phần , mật độ quần thể, pha phát dục phổ biến của loại gây hại chính
– Yêu cầu của chủ hàng.
– Lấy mẫu đại diện của lô hàng trước khi khử trùng
– Lập biên bản khảo sát khử trùng.

Bước 2. Lập phương án khử trùng:

– Chuẩn bị vật tư trang thiết bị thực hiện:

+ Thuốc khử trùng Quickphos 56%
+ Thuốc phun vệ sinh ( Icon 25 CS, Crckdown 10SC, Permecide 50Ec, Permethrin 50EC, Fendona 10DC, …)
+ Bạt khử trùng chuyên dụng ( nếu khử trùng chùm bạt )
+ Giấy Kraft
+ Bột quấy hồ, băng dính
+ Giấy hoặc khay đặt thuốc
+ Găng cao su, khẩu trang
+ Mặt nạ phòng độc
+ Quạt thông thoáng sau khi khử trùng
+ Bộ dụng cụ y tế sơ cứu
+ Biển cảnh giới và các hướng dẫn , quy định trong quá trình khử trùng
+ Nhân lực cần thiết để khử trùng kho hàng

– Lập biểu mẫu cho các bước thực hiện

+ Lập danh sách những người tham gia khử trùng, phân công công việc cụ thể cho từng thành viên
+ Lập lịch thực hiện từng công đoạn: thời gian làm kín, đặt thuốc, niêm phong, thời gian xả thuốc

– Tính toán lượng thuốc xông hơi cần.

Bước 3: Thực hiện khử trùng

Làm kín không gian khử trùng

Đối với khử trùng chụp bạt: chuyển bạt lên trên nóc lô hàng và tiến hành kéo bạt sang hai bên để trùm kín lô hàng. Lấy rắn cát chèn chân bạt . Nếu sàn kho hoặt địa điểm khử trùng xông hơi không đảm bảo, phải trải bạt xuống dưới kệ hàng để tránh sự thất thoát của thuốc. Kiểm tra độ kín của bạt, nếu rách phải làm kín bằng băng keo hoặc giấy kraft và hồ dính.

Đối với khử trùng kho: dùng giấy kraft và hồ dán làm kín các khe, kẽ, cửa thông gió. Dán cửa ra vào nhưng chừa một cửa để vào đặt thuốc. Nếu sàn kho không đảm bảo phải làm kín lại bằng xi măng, vôi cát hoặc giấy kraft và hồ dính.

Phun vệ sinh: phun vệ sinh xung quanh lô hàng khử trùng hoặc xung quanh khu vực kho để tránh sự lây nhiễm trở lại của côn trùng từ bên ngoài sau khi kết thức khử trùng ( do một số cá thể côn trùng bay hoặc di chuyển ra bên ngoài không gian khử trùng trong quá trình tiến hành khử trùng )

Xả thuốc: khi kết thúc thời gian xông hơi thì tiến hành xả thuốc ( thông thoáng )

Đối với khử trùng chụp bạt: người thực hiện khử trùng phải có trang thiết bị mặt nạ phòng độc tiến hành bỏ rắn cát và vén một phần bạt lên cao. Sau khoảng 4 giờ, tiến hành đo nồng độ khí Phosphine bên trong lô hàng. Nếu nồng độ ở mức an toàn cho phép, có thể tiến hành tháo bạt, thu bã thuốc và nghiệm thu kết quả.

Đối với khử trùng kho: nhân viên khử trùng dùng dao rạch giấy và mở cửa kho. Sau 4 giờ tiến hành đo nồng độ khí phôsphine trong kho. Nếu nồng độ ở mức an toàn cho phép. có thể tiến hành thu bã thuốc và nghiệm thu kết quả.

Có thể sử dụng quạt công nghiệp để thúc đẩy nhanh quá trình xả thuốc

Xử lý bã thuốc: bã thuốc sau khi kết thúc khử trùng được thu lại và chôn xuống đất. Riêng với Aluminum phôsphide trong bã thuốc luôn còn 2% chưa phân hủy hết nên cần phải xử lý bã trước khi hủy. Bã thuốc được cho từ từ vào thùng có chứa nước xà phòng loãng và khuấy đều để thuốc phân hủy hoàn toàn, Người làm nhiệm vụ xử lý phải đeo mặt nạ phòng độc và có kính bảo vệ mắt.

YÊU CẦU ĐỂ ĐẠT HIỆU QUẢ KHỬ TRÙNG XÔNG HƠI

Bảo đảm độ kín

Bảo đảm sự phân bố thuốc khắp không gian khử trùng

Chọn đúng thuốc

Đúng liều lượng

Đúng thời gian ủ thuốc

CÁC TIÊU CHUẨN TỐI THIỂU ĐỂ ĐẠT HIỆU QUẢ KHỬ TRÙNG

Phải có đầy đủ trang thiết bị khử trùng và an toàn lao động

Đội khử trùng phải được tập huấn

Các yêu cầu khác:

Sàn kho, sàn container phải bảo đảm khí không thấm qua được

Bạt khử trùng, container phải kín

TRIỆU CHỨNG NHIỄM ĐỘC VÀ BIỆN PHÁP CẤP CỨU

Triệu chứng: choáng váng, đau đầu, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, bất tỉnh.

Đưa bệnh nhân ra khỏi vùng khí độc, để nơi thoáng mat, có thể cho uống nước trà đường.

Tiến hành hô hấp nhân tạo, xoa bóp ( nếu cần ).

Có thể cho bệnh nhân nôn mửa và xúc miệng bằng nước sạch.

Gọi cấp cứu, đưa bệnh nhân vào bệnh viện gần nhất.

VỆ SINH CÁ NHÂN SAU KHI KHỬ TRÙNG

Tuyệt đối phải sử dụng xà phòng để rửa tay, chân hoặc các bộ phận khác của cơ thê có tiếp xúc với Phosphine hoặc thuốc thương phẩm sau khi xông hơi và trước khi ăn, uống

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây