Khử trùng hàng hoá Xuất Nhập Khẩu

Thứ tư - 05/10/2016 03:12
Công ty chúng tôi chuyên hoạt động trong lĩnh vực khử trùng, đặc biệt là khử trùng hàng hóa nội địa
Khử trùng hàng hoá Xuất Nhập Khẩu

Hun trùng hàng hóa xuất khẩu – Fumigation

Để giải quyết mối lo ngại về sâu bệnh, mối mọt, nấm mốc của các nhà nhập khẩu cũng như hải quan một số nước nhập khẩu, đặc biệt với một số thị trường như Mỹ, Canada, Châu Âu, Úc là một trong những thị trường yêu cầu khắt khe về kiểm dịch và hun trùng thì các nhà xuất khẩu cần phải thực hiện hun trùng hàng hóa trước khi xuất khẩu.

Hun trùng là một biện pháp thường được sử dụng xịt hóa chất xử lý mối, mọt, nói chung là các loại côn trùng có thể có (các loại tuyến trùng, giun nhỏ,…), để khử trùng hàng làm bằng gỗ hoặc có liên quan đến gỗ để tránh bị ô nhiễm trong khi vận chuyển hàng hóa, hòng trừ sự phát tán các vi sinh vật sống kí sinh trong các mạch gỗ giữa các quốc gia trên thế giới.

Hun trùng không hề có ảnh hướng tới hàng hóa khi gửi về chất lượng cũng như hình dáng.

Chi phí hun trùng hiện nay ở Việt Nam là khoảng 300.000 vnd / container 20′

Đây là 2 trường hợp hàng cần hun trùng :hun trùng sản phẩm gỗ

  1. Một số mặt hàng nông sản có nguồn gốc từ hữu cơ như gạo, chè, tiêu, điều, cà phê…, các mặt hàng đồ gỗ chưa qua xử lý bề mặt, hoặc hàng có nguồn gốc từ gỗ như hàng mây tre lá, hàng thủ công mỹ nghệ,… Các mặt hàng này nếu không xử lý bằng hóa chất thì trong quá trình vận chuyển sẽ phát sinh mối, mọt, nấm mốc hoặc côn trùng gây hại môi trường.
  2. Hàng hóa sử dụng bao bì, kệ bằng gỗ hay vật chèn lót trong thương mại quốc tế (pallet gỗ, thùng kiện gỗ, tấm gỗ kê, vật chèn lót bằng gỗ…) cần được hun trùng trước khi xuất khẩu, vì với lượng thời gian vận chuyển trên biển kéo dài từ 2 tuần cho tới 6 tuần, hàng hóa chất xếp trong container đóng kín với nhiệt độ cao (trên 40 độ C) và môi trường ẩm thấp hơi nước tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc và côn trùng sinh sôi nảy nở.

Các hóa chất thường dùng để khử trùng:

*Methyl Bromide 98%:

  •  Công thức hóa học: CH3Br
  •  Ở nhiệt độ và áp suất bình thường: dạng khí, được nén ở trong bình 20kg hoặc 50kg. Trước đây, được nén trong lon nhỏ tầm khoảng 650g, để dễ dàng đo lường và mang đi sử dụng khi khử trùng container. Loại lon nhỏ hiện giờ không còn phổ biến, thậm chí rất hiếm, chủ yếu là bình 20kg và 50kg, nhìn ngoài khá giống bình ga, màu xanh.
  • Xuất xứ: Methyl được nhập nhiều từ Ấn Độ.
  • Sử dụng: Methyl bromua có độ bay hơi nhanh và có tính khuếch tán mạnh, thuốc xâm nhập vào các đống hàng hóa, nông sản rất nhanh và sâu. Thuốc tương đối ít bị hấp phụ bởi các vật xông hơi, vì vậy Methyl bromua được dùng để xông hơi các kho nông sản, kho giống, kho hàng hóa khác, nhà kính trồng cây để trừ chuột, nhện, tuyến trùng, côn trùng.
  • CH3Br rất độc ở nồng độ thấp khó nhận biết do vậy thuốc thường cho thêm 2-3% Clopirin làm chất báo hiệu nguy hiểm vì Clopirin gây kích thích niêm mạc mắt (căy mắt)
  • Việc khử trùng dùng Methyl Bromide tiến hành rất nhanh chóng, Methyl ở dạng khí, nên khi hàng hóa đóng xong, cánh cửa cont đã được đóng lại, thì ống dẫn khí sẽ được nối từ bình Methyl và luồn vào phía trên của container rồi bơm khí vào trong. Do vậy có thể khử trùng ngay tại kho đóng hàng, hoặc là trên đường vận chuyển hàng xuống cảng, mà không gây trì hoãn thời gian xuất hàng của chủ hàng.
  • Methyl hiện tại là hóa chất được sử dụng trong khử trùng, mà quốc tế thừa nhận, cho đến bây giờ, chưa có hóa chất nào có thể thay thế hắn hóa chất này trong việc khử trùng, nhờ công hiệu của nó.
  • Nồng độ sử dụng: theo tiêu chuẩn: 48g/M3. Tuy nhiên, tùy theo yêu cầu của khách hàng, hoặc đặc thù của một số nước nhập khẩu, và nhiệt độ lúc thực hiện khử trùng thì nồng độ sẽ khác nhau. Với Mỹ và Newzeland, thông thường họ yêu cầu khử trùng gấp đôi lượng thuốc, khoảng 80g/M3. Hoặc một số loại hàng hóa, mà khả năng mọt và côn trùng sống ở trong đó khá cao, khách hàng sẽ yêu cầu tăng thêm. Nhiệt độ càng thấp thì nồng độ cũng phải tăng lên, và thời gian ủ cũng tăng lên tương ứng.
  • Thời gian ủ: từ 24-48 tiếng. Với hàng lẻ, pallet, thì phải ủ thuốc ít nhất 24 tiếng trước khi dỡ bạt mới được xuất hàng đi. Đối với container (ngoại trừ đi Úc) thì có thể tận dụng thời gian ủ thuốc khi ở trong container, nên khách hàng không cần phải lưu container lại, hoặc chờ để ủ 24 tiếng

Aluminium phosphide 56%: (ALP 56%): Hay còn được gọi dưới các dạng thương phẩm là: Quickphos 56% hoặc Aluminium Phosphide 56%. Được sản xuất ở dạng viên nén 3g. Hóa chất này thường được đóng trong chai nhôm, nhập khẩu về Việt Nam từ Ấn Độ và Trung Quốc.

  • Aluminium Phosphide 56% được dùng để diệt mọt nông sản diệt mọt ngũ cốc, diệt mọt gạo, diệt mọt thức ăn gia súc, khử trùng kho hàng, hoặc một số sản phẩm không tiết ra tinh dầu.
  • Bản chất Aluminium Phosphide 56% sẽ chưa tiêu diệt được các loại mọt. Nhưng khi ALP 56% hấp thu hơi nước trong không khí, và phản ứng tạo ra khí CH3 cực độc, có tác dụng tiêu diệt các côn trùng hại, đặc biệt là mọt.
  • Thời gian ủ thuốc: với container, thời gian ủ thuốc tối thiểu là 72 giờ, còn đối với hàng hóa trong kho, tùy từng mặt hàng, mà thời gian ủ thuốc có thể lên đến 5-7 ngày.
  • Liều lượng: 10g/M3
  • Aluminium Phosphide 56% ở dạng rắn, nên khi khử trùng, bên cty dịch vụ sẽ đến tận kho đóng hàng để tiến hành khử trùng. Các viên hóa chất Aluminium Phosphide 56% sẽ được đặt trong các túi vải mỏng, thoáng và dán vào cửa cont sau khi đã đóng hàng xong.
  • Một số người không quen thuốc này, thì sẽ thấy mùi rất khó chịu sộc vào mũi, có thể coi là hắc, và có một số người sẽ bị sốc, và choáng. Do đó, nên đeo khẩu trang lúc mở thuốc, tốt nhất là có mặt nạ phòng độc hoặc mặt nạ có thành phần của than hoạt tính.
  • Nếu sử dụng Aluminum Phosphide khử trùng, sau khi container cập cảng, đến kho của nhà nhập khẩu, thì bả của hóa chất này sau khi phản ứng với nước, phải lấy ra và xử lý. Bả nên được chôn vùng xa dân cư, và có rắc một ít vôi ở lớp trên cùng.
  • Sử dụng Aluminium Phosphide 56% ở việt Nam chi phí thường rẻ hơn dùng Methyl Bromide.

* Lưu ý: Do methyl bromide 98% rất độc và ảnh hưởng tới tầng ozone, nên nghị định thư Montreal ra đời, hạn chế sử dụng hóa chất này. Hóa chất này chưa được thay thế hoàn hảo bởi một hóa chất nào khác, nên việc cấm thì vẫn chưa đạt được, mà chỉ hạn chế, thay vì đó sẽ dùng các loại hóa chất thay thế cho một số đối tượng và mặt hàng có thể thay thế được, như hóa chất Aluminium Phosphide 56%.

  • Nhiều nước trên thế giới cũng tuân theo nghị định này,các doanh nghiệp xuất khẩu nên kiểm tra với bên nhập, là họ yêu cầu chứng thư ra sao, dùng hóa chất gì để khử trùng. Tránh trường hợp dùng hóa chất mà bên đó không được phép thể hiện trên chứng từ.
  • Để cho yên tâm, biết nên dùng loại nào, bạn cũng nên hỏi tư vấn của cty dịch vụ. Họ sẵn sàng tư vấn cho cty để được hiệu quả tốt nhất.

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây